Những trường hợp nào phải khai, nộp hồ sơ khai thuế điện tử?

Bên cạnh những vấn đề đang được các doanh nghiệp thảo luận nhiều như thời hạn nộp thuế, thì các vấn đề xung quanh như các trường hợp nào phải tiến hành khai, nộp hồ sơ khai thuế điện tử cũng đang được quan tâm hàng đầu hiện nay. Cùng tìm hiểu những trường hợp cụ thể theo quy định mới nhất của pháp luật phải tiến hành khai, nộp hồ sơ khai thuế điện tử trong bài viết dưới đây.

Các đối tượng phải khai, nộp hồ sơ khai thuế điện tử

Theo quy định mới từ tháng 11/2019 người nộp thuế là cá nhân thuộc các trường hợp sau sẽ phải khai, nộp hồ sơ khai thuế điện tử, cụ thể:

Trường hợp cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán và cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh khai theo Mẫu tờ khai 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh (Thông tư 92/2015/TT-BTC).

Trường hợp cá nhân làm đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp, hoạt động kinh doanh khác chưa khấu trừ, nộp thuế trong năm khai thuế theo Mẫu tờ khai 01/TKN-XSBHĐC ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC.

Trường hợp cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo Mẫu 02/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC.

 

nộp hồ sơ thuế điện tử

Vì sao cần phải khai, nộp hồ sơ khai thuế điện tử?

Việc triển khai kê khai và nộp hồ sơ khai thuế điện tử sẽ mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp. Không chỉ là vấn đề tiết kiệm thời gian, chi phí và nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, việc áp dụng công nghệ vào làm việc sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong các doanh nghiệp, thay đổi từ phương thức làm việc thủ công sang phương thức làm việc mới với những hiệu quả công việc rõ rệt. Một số lợi ích mà kê khai, nộ hồ sơ khai thuế điện tử mang lại cho các doanh nghiệp có thể kể đến như:

Thứ nhất: Tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho doanh nghiệp: Thay vì phải đến tận các cơ quan thuế vào những giờ hành chính thì nay, doanh nghiệp không còn bị phụ thuộc vào giờ giấc làm việc hành chính của cơ quan thuế nữa. Người nộp thuế có thể khai, nộp thuế ở bất cứ nơi đâu, vào bất kỳ thời điểm nào miễn là có kết nối Internet.

Thêm nữa, các thủ tục hành chính giấy tờ rườm rà theo cách kê khai truyền thống sẽ bị lược bỏ, giúp doanh nghiệp và người nộp thuế có thể dễ dàng triển khai và thực hiện một cách nhanh chóng.

Thứ hai: Doanh nghiệp có thể nộp thuế 24/7, kể cả ngày nghỉ/lễ, được NHTM xác nhận kết quả giao dịch ngay khi gửi GNT.

Thứ ba: Doanh nghiệp có thể truy cập Cổng thông tin điện tử của Cơ quan thuế để xem, in, tải về các thông báo, GNT điện tử đã nộp.

Thứ tư: Được sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng khác của NHTM.

Như vậy, có thể thấy, so với cách thức làm việc truyền thống, việc áp dụng công nghệ thống tin, những ứng dụng công nghệ vào thực tiễn công việc sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích và hiệu quả vượt trội.

Đăng ký nộp thuế điện tử sai thông tin thì phải làm sao? 

Văn bản hướng dẫn xuất hóa đơn điện tử đính kèm bảng kê

Với những chia sẻ trên hy vọng đã giúp doanh nghiệp, cá nhân nắm rõ được những quy định cụ thể về các trường hợp phải tiến hành khai, nộp hồ sơ khai thuế điện tử theo quy định mới nhất của pháp luật hiện nay. Nộp thuế là nghĩa vụ và trách nhiệm cao cả mà mỗi doanh nghiệp, cá nhân cần phải thực hiện, do vậy, cần phải nắm rõ các quy định để việc triển khai thực hiện được diễn ra tốt nhất.
 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *