Tổng quan về kết cấu dầm bê tông cốt thép

Hiện nay, xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật ngày một đỉnh cao. Kết cấu dầm bê tông cốt thép đã được áp dụng nhiều trong các công trình. Có thể thấy sự ứng dụng rộng rãi hơn xưa. Từ xây nhà, xây xí nghiệp, công trình hay sân vận động… Hôm nay chúng tôi sẽ đem đến cho bạn những thông tin chi tiết về dạng cấu kiện này. 

Giới thiệu chung về kết cấu dầm bê tông cốt thép 

Dầm bê tông cốt thép thường có tên gọi tắt là BTCT được hiểu là một cấu kiện bao gồm 2 bộ phận hợp thành từ bê tông và cốt thép. Trong xây dựng, cấu kiện này thường mang dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông. Loại dầm này có thể chịu nén nhưng ít hơn nhiều so với khả năng chịu uốn. 

Thành phần chính của bê tông được tạo thành từ nhiều hỗn hợp là xi măng, cát và đá. Thép sẽ nằm trong lõi có bê tông bao bọc, thép sẽ gồm có sắt, cacbon và một số nguyên tố khác hợp lại. 

Kết cấu dầm bê tông cốt thép 

Kết cấu dầm bê tông cốt thép, với phần cốt thép sẽ gồm: cốt dọc chịu lực, cốt đai, cốt dọc cấu tạo và cốt xiên. Trong cấu tạo dầm bê tông cốt thép luôn có 4 cốt dọc ở 4 góc hợp với cốt đai và cốt xiên (có thể có hoặc không). 

Cốt thép dọc chịu lực: cần tính toán để bố trí hợp lý, có đường kính trong khoảng từ 10 – 32mm. Trong dầm, nếu b>= 150mm thì cần tối thiểu 2 thanh còn nếu b < 150mm thì chỉ cần 1 thanh là đủ. 

Cốt thép dọc cấu tạo: loại này có nhiệm vụ làm giá đỡ, giữ độ cân bằng và ổn định cho cốt đai giữ nguyên vẹn không bị di chuyển, nó gánh chịu mọi tác động từ co ngót hay ảnh hưởng từ nhiệt độ. Đường kính của bộ phận này sẽ nằm trong khoảng từ 10 – 12mm và h>700mm thì cần đặt thêm cốt thép cấu tạo ở trong mặt bên. 

Cốt đai: phần chịu lực cắt Q mang đường kính khoảng 6 – 8mm sẽ buộc với cọc nhằm nhiệm vụ cố định và giữ vị trí cột khi tiến hành thi công. 

Cốt xiên: có mục đích tăng cường khả năng chịu lực cắt từ dầm khi lực đạt tới cường độ tăng cao. 

Nguyên lý hoạt động của kết cấu dầm bê tông cốt thép 

Nếu tải trọng chưa nhiều thì dầm lúc đó vẫn nguyên vẹn. Khi tải trọng trục đầm tăng thì xuất hiện các khe nứt thẳng góc. Những khe nứt nghiêng ở đoạn dầm gần gối tựa sẽ là nơi có lực ngang lớn. 

Khi tải trọng lớn hơn nhiều lần thì dầm bị phá hoại hoặc những khe nứt thẳng góc hay khe nứt nghiêng hình thành. Ở quá trình đặt tải, độ võng của dầm sẽ tăng lên. Phải tính toán cấu kiện chịu uốn dựa trên khả năng chịu lực của thành phần. Tổng hợp các tính toán trên tiết diện thẳng góc và tiết diện nghiêng. 

Vai trò của dầm đối với các công trình

Dầm có công dụng đỡ các tấm mái, sàn và tường ngăn cách ở phía trên. Hiện nay nhiều người sử dụng dầm bê tông cốt thép thay vì thép hình, gỗ bởi nó mang các ưu điểm vượt trội. Dầm có tất cả 2 loại dựa trên chức năng là dầm chính và dầm phụ. Trong đó dầm phụ sẽ gối lên lên dầm chính nhằm mục đích chia nhỏ kích thước tấm sàn. Hoặc dầm phụ cũng có thể vuông góc với 2 đầu dầm chính để làm giằng (dầm cấu tạo). 

Thực chất, ta có thể thấy việc phân chia dầm chính dầm phụ chỉ là tương đối, là dầm phụ của cái này nhưng lại là dầm chính của cái kia. Việc phân chia nhằm tính toán chịu lực dễ dàng hơn, sẽ gán lực từ dầm phụ tới dầm chính đồng thời chọn tiết diện của dầm. 

Vậy là bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ một số thông tin về dầm và kết cấu dầm bê tông cốt thép. Tóm gọn các chi tiết bổ ích này sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về dầm để từ đó phục vụ các dự án xây dựng. 

==> Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết sau đây:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *