Cơ chế mua bán điện mặt trời được Bộ Công Thương, Nhà nước quy định với các điều khoản chi tiết, cụ thể. Điện mặt trời là nguồn năng lượng sạch, giúp các gia đình, đơn vị tiết kiệm chi phí hóa đơn tiền điện cũng như đầu tư sinh lời thông qua việc bán điện dư thừa. Tại nội dung bài viết sau đây chúng ta cùng Intech Energy tìm hiểu các quy định trong việc mua bán điện tại Việt Nam.
Cơ chế mua bán điện mặt trời
Ngày 11/4/2017, Chính phủ có chủ trương khuyến khích người dân lắp đặt điện năng lượng mặt trời để sử dụng và bán lại điện dư cho ngành điện lực. Cụ thể, Chính phủ ban hành quyết định số 11/2017/QĐ-TT ngày 8/1/2019 và QĐ số 02/2019/QĐ-TT.
Ngày 11/4/2017, Chính phủ có chủ trương khuyến khích người dân lắp đặt điện năng lượng mặt trời
Đến ngày 6/4/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành QĐ số 11/2017/QĐ-TT hết hiệu lực bắt đầu từ ngày 30/6/2019. Để bán điện năng lượng mặt trời cho ngành Điện lực chủ đầu tư cần đảm bảo chất lượng, công suất hệ thống điện NLMT. Tuân thủ đúng yêu cầu của điện lực, có bản hợp đồng mua bán điện mặt trời cụ thể.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quyết định số 11/2017/QĐ-TTg và Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg với các cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời. Trong đó đặc biệt khuyến khích đầu tư điện mặt trời mái nhà do tận dụng được không gian mái nhà, không làm tốn tài nguyên mặt đất, bằng việc áp dụng giá thu mua điện cao hơn.
Thủ tướng Chính phủ khuyến khích đầu tư điện mặt trời mái nhà
Bảng giá cơ chế mua bán điện mặt trời
Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã công bố giá giá mua bán điện năng lượng mặt trời mái nhà năm 2021 theo thông cáo số 112/EVN-KD+TCKT như sau:
-
Các dự án điện năng lượng mặt trời mái nhà có ngày vận hành thương mại từ 1/6/2017 đến hết ngày 30/6/2019. Giá mua điện mặt trời trong năm 2021 là 2.162 đồng/kWh (Chưa tính thuế giá trị gia tăng).
-
Các dự án điện mặt trời mái nhà có ngày vận hành thương mại từ 1/6/2017 đến hết ngày 31/12/2020. Giá mua điện trong năm 2021 là 1.938 đồng/kWh (chưa tính thuế giá trị gia tăng)
Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã công bố giá giá mua bán điện năng lượng mặt trời
Đối với chủ đầu tư có ý định lắp đặt hệ thống điện mặt trời trong năm 2021, cơ chế mua bán điện mặt trời được quy định cụ thể như sau:
-
Công suất điện mặt trời mái nhà dưới 20 kwp, giá mua là 1582,16 đồng/kwh.
-
Công suất điện mặt trời mái nhà từ 20 đến 100 kwwp, giá mua là 1468,82 đồng/kwh.
-
Công suất điện mặt trời mái nhà từ 100 đến 1250 kwwp, giá mua là 1362,41 đồng/kwh.
Cơ chế mua bán điện mặt trời của EVN
Giá bán điện sinh hoạt cho hộ gia đình
Giá điện sinh hoạt bậc thang |
Đơn giá (đ/kWh) |
Đơn giá + VAT (đ/kWh) |
Sô tiền hàng tháng phải trả |
Bậc 1: Cho kWh 0-50 |
1.678 |
1.846 |
Từ 0đ – 92,300 đ |
Bậc 2: Cho kWh 51-100 |
1.734 |
1.907 |
Từ 94,207 đ – 187,650 đ |
Bậc 3: Cho kWh 101-200 |
2.014 |
2.215 |
Từ 189,865 – 409,150 đ |
Bậc 4: Cho kWh 201-300 |
2.536 |
2.790 |
Từ 411,940 đ – 688,150 đ |
Bậc 5: Cho kWh 301-400 |
2.834 |
3.117 |
Từ 691,267 đ – 999,850 đ |
Bậc 6: Từ 401 kWh trở lên |
2.927 |
3.220 |
Trên 999,850 đồng |
Giá bán điện cho các đơn vị kinh doanh
Giá điện cho Hộ kinh doanh (Cấp điện áp từ 220V đến 6kV) |
Đơn giá (đ/kWh) |
Đơn giá + VAT (đ/kWh) |
Giờ cao điểm ( từ 9h30 đến 11h30 và từ 17h đến 20h) |
4.587 |
5.046 |
Giờ thấp điểm ( từ 22h đến 4h sáng) |
1.622 |
1.784 |
Giờ bình thường ( các khung giờ còn lại trong ngày) |
2.666 |
2.933 |
Giá bán điện cho ngành sản xuất
Giá điện Ngành Sản xuất (Cấp điện áp từ 220V đến 6kV) |
Đơn giá (đ/kWh) |
Đơn giá + VAT (đ/kWh) |
Giờ cao điểm ( từ 9h30 đến 11h30 và từ 17h đến 20h) |
3.076 |
3.384 |
Giờ thấp điểm ( từ 22h đến 4h sáng) |
1.100 |
1.210 |
Giờ bình thường ( các khung giờ còn lại trong ngày) |
1.685 |
1.854 |
Giá bán điện cho ngành sản xuất
Giá mua điện mặt trời của EVN đối với cá nhân, tổ chức có nhu cầu bán
Công nghệ điện mặt trời |
Giá điện sau ngày 06/4/2020 (đồng/kWh) |
Tương đương cent/kWh |
Giá điện sau ngày 31/12/2020 (đồng/kWh) |
Điện mặt trời nối lưới |
1.62 |
7.09 |
0 |
Điện mặt trời nổi |
1.758 |
7.69 |
0 |
Điện mặt trời áp mái |
1.940 |
8.38 |
0 |
Lời kết:
Trên đây là thông tin về cơ chế mua bán điện mặt trời được nhà nước ban hành. Các hộ gia đình có thể dựa vào các quy định hiện hành để tính toán giá bán điện. Hiện nay nhà nước đang áp dụng nhiều chính sách khuyến khích lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái nhằm tận dụng nguồn lực, giải quyết nỗi lo thiếu điện.
>>Có thể bạn quan tâm: